GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ NGÀNH KỸ THUẬT NHIỆT
Kỹ thuật Nhiệt là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt – lạnh, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người cũng như sản xuất công nghiệp.
Hệ thống làm mát, một khía cạnh quan trọng của ngành kỹ thuật nhiệt
Ngành kỹ thuật nhiệt giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệt trong sản xuất và đời sống
Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt là người có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,...
Sinh viên chuyên ngành cần phải trang bị những kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong các hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo, thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và những kiến thức chuyên ngành ở mức độ phù hợp để có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.
Môn học chuyên ngành của ngành kỹ thuật nhiệt
Các môn học chuyên ngành: Máy lạnh, Lò hơi, Tuabin hơi và tuabin khí, Quản lý doanh nghiệp, Công nghệ chế tạo máy 2, ĐAMH thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, ĐAMH công nghệ chế tạo máy, Nhà máy nhiệt điện, Kỹ thuật điều hòa không khí, Thiết bị sấy, Kỹ thuật an toàn, Tự động hóa các quá trình nhiệt lạnh, Đo lường nhiệt, Năng lượng gió, Năng lượng mặt trời, Kỹ thuật nâng – vận chuyển…
Hệ thống làm mát trong các nhà máy của google
Kỹ năng cần có để làm việc:
- Kỹ năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.
- Kỹ năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm cũng như khả năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả. Kỹ năng vận dụng kỹ thuật, kỹ năng, công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiêt thể thử nghiệm, vận hành, kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Kỹ năng thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh, điều hòa không khí và các hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lãnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Kỹ năng Phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh;
- Lỹ năng nghiên cứu, kỹ năng cải tiến để nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.
- Kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm trong chuyên ngành như: Autocad, Visual Basic, Matlab.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy giấy, nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh, nhà máy đường hoặc tại các công ty Cơ điện lạnh, các cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn, các siêu thị, cảng, sân bay…
Theo huongnghiepviet.com