THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG KHI TÌM VIỆC LÀM
Hằng năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng từ Trung cấp đến Cao đẳng, Đại học và các cấp cao hơn nữa; ngoài ra còn số lượng sinh viên các năm trước chưa tìm được việc làm nhưng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động có tiêu chuẩn và giới hạn của nó. Do đó sinh viên mới ra trường sẽ đối mặt với những thách thức khi đi tìm việc làm.
1) Cạnh tranh khá khốc liệt khi đi phỏng vấn ở các vị trí bạn ứng tuyển:
Bạn cũng có thể dễ thấy nếu các bạn cùng khóa với bạn ra trường cùng lúc và thêm các anh/chị khóa trước chưa có việc làm thì khi phỏng vấn bạn phải "chọi" nhiều người như đi thi Đại học vậy. Nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ và sàn lọc kỹ khi có nhiều sự lựa chọn cho họ.
Việc này đòi hỏi bạn phải có năng lực, khả năng ứng biến tốt khi phỏng vấn và làm sao để tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng thì xác suất đậu sẽ cao hơn thay vì bạn rụt rè, không tự tin và không chuẩn bị tốt trước khi đi phỏng vấn.
2) Nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm ít nhất 1 năm:
Người tuyển dụng nào cũng ưu tiên nhân viên đã có kinh nghiệm, khi đã có kinh nghiệm họ sẽ bắt tay vào làm việc ngay, ít tốn thời gian training và hiệu suất công việc sẽ tăng lên khi mà họ đang cần người, thay vì phải bỏ công 1 - 2 tháng hoặc nửa năm để chỉ việc cho bạn.
Nhưng đều đáng buồn là bạn vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc cũng như chưa có kiến thức cơ bản về việc làm thì yêu cầu kinh nghiệm 1 năm của bạn sẽ là hàng rào cản đường bạn tìm được việc làm.
3) Việc làm nhận được nửa tiền lương hoặc không lương (thực tập):
Bên cạnh các nhà tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm thì cũng có nhiều nơi cho bạn cơ hội đi làm khi chưa có kinh nghiệm trong tay. Tuy nhiên đừng quá bất ngờ vì điều này - bạn phải làm việc với nửa số lương hoặc không lương để có 1 môi trường làm việc hay thực tập trước để sau này nếu bạn vượt qua được sẽ chính thức làm ở công ty hay ít ra bạn cũng đã có kinh nghiệm học hỏi và làm việc ở đây.
Bạn nên cố gắng học hỏi những điều nhỏ nhất và kiên trì vì tương lai nghề nghiệp sau này nhé.
4) Làm việc trái ngành:
Khi cơ hội tìm những công việc cùng ngành không còn nữa thì để tồn tại và có nghề nghiệp sinh sống bạn phải tìm 1 công việc khác trái ngành mình học.
Đừng quá bi quan bạn nhé, trong thời gian làm việc mình có thể tìm công việc khác phù hợp với bản thân, học hỏi và tìm kiếm những cách tìm việc làm hiệu quả hoặc tìm những trang web hay để nâng cao kiến thức cho mình và hãy thử 1 lần xem đó là cơ hội để thử sức mình, có khi mình lại thích nghề này thì sao. Hãy suy nghĩ tích cực, làm hết khả năng của mình rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp nếu như mình chịu cố gắng vượt qua.
5) Làm những công việc tẻ nhạt không phù hợp với tích cách bản thân:
Như phần trên đã nói bạn có thể làm 1 việc trái ngành khi cơ hội làm việc trong ngành không còn nữa, nhưng tệ hơn bạn phải làm công việc tẻ nhạt, nhàm chán và không có động lực để làm việc. Điều này sẽ khiến bạn khá tiêu cực khi đi làm.
Nếu bạn chưa có hướng đi khác tốt hơn thì trong thời gian này bạn nên nhẫn nại chờ đợi công việc khác mà mình đang tìm trong thời gian đi làm, ngoài ra trong môi trường đôi khi có nhiều điều hay để bạn học hỏi về mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, ngang cấp..., cách làm việc và rèn luyện cho bạn tính chịu khó, nhẫn nại khi làm 1 việc nào đó.
6) Đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp:
Nếu bạn không tìm được việc phù hợp và cũng không tìm được những trái ngành hay do bạn yêu cầu cao về chế độ trong công việc thì chuyện thất nghiệp sẽ xảy ra với bạn. Bạn sẽ phải đối mặt với những câu hỏi của người thân, bạn bè về việc làm: dạo này công việc như thế nào? Lương có tốt không? Có dư được khoảng nào không? Được làm ông, bà gì rồi??? vân vân và vân vân...Khi đó chắc chắn bạn sẽ bị áp lực, buồn bã vì không có việc làm và không biết trả lời như thế nào.Bạn phải hằng giờ tìm kiếm thông tin việc làm và gửi đơn xin việc ở nhiều công ty khác nhau để chờ cơ hội được phỏng vấn.
Ai cũng có lúc lâm vào cảnh dỡ khóc dỡ cười, mang tâm trang tồi tệ nhất mà không biết nói với ai.
Nhưng cách cửa của mỗi người chỉ đóng khẽ mà thôi, điều quan trọng là chúng ta có đối mặt được và tìm cách vượt qua được hay không. Hãy xem đó là thử thách trong đời luôn luôn phải suy nghĩ tích cực, không được lùi bước và tiêu cực vì chúng ta còn nhiều cơ hội nếu chúng ta chịu cố gắng - hạnh phúc, may mắn sẽ mỉm cười cho những ai có ý chí và niềm tin.
Và để đón nhận những thách thức như vậy bạn cần nên trang bị cho mình khi còn đang học, trao dồi những kỹ năng và năng lực cho mình như đi làm thêm vừa kiếm thêm thu nhập vừa có kinh nghiệm sống, tham gia các khóa học kỹ năng hay các buổi ngoại khóa: nâng cao được tinh thần làm việc nhóm, mạnh dạn trước đám đông, xây dựng các mối quan hệ có ích... để khi gặp phải chúng ta bớt sốc và vượt qua tốt hơn nha các bạn.
Theo Alojobs.com
- TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG VƯƠNG THAM GIA THÁNG CÔNG NHÂN NĂM 2018 (09/05)
- HỌC ĐẠI HỌC CÓ PHẢI CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ LẬP NGHIỆP HAY KHÔNG ? (04/05)
- Chọn đường đi sau khi học phổ thông (04/05)
- LỜI KHUYÊN CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG (04/05)
- CHỌN NGHỀ NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG LO THẤT NGHIỆP? (27/04)