28 CÂU HỎI PHỎNG VẤN XIN VIỆC VÀ CÁCH TRẢ LỜI THÔNG MINH NHẤT
Hãy nói về bản thân bạn?
Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.
Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp cau hoi xin viec này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.
Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác
Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…
Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.
Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B…
Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.
Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải qua.
Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty.
Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Đây là 1 trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhiều nhất.Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.
Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng: “áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể làm việc có áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.
Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)
Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…
Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”.
Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn? Cách trả lời: Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…
Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết vươn lên và có động lực tốt.
Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.
Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?
Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.
Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi người.
Hy vọng với những gợi ý về các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách trả lời trên, bạn sẽ tích lũy cho mình được những kinh nghiệm cần thiết khi đi phỏng vấn xin việc nhé.
Chúc các bạn thành công!
Theo http://academy.vn/28-cau-hoi-phong-van-xin-viec-va-cach-tra-loi-thong-minh-nhat
- NGUYỄN MAI TUẤN DŨNG - HỌC SINH TRUNG CẤP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG VƯƠNG "'NẾU NGHỈ HỌC CHẮC EM SẼ ĐI BỤI ĐỜI' (20/07)
- CHỌN NGÀNH HỌC LÀ ĐẦU TƯ CHO TƯƠNG LAI: CHA MẸ KHÔNG NÊN ÁP ĐẶT CON CÁI (20/07)
- CÂU CHUYỆN VUI VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ (22/06)
- NGOẠI KHÓA "CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU TỐT NGIỆP" NĂM 2018 TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG VƯƠNG (13/06)
- TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA “CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP” (12/06)