5 LỖI “ĐÁNH TRƯỢT” HỒ SƠ XIN VIỆC CỦA BẠN
Tìm được vị trí ứng tuyển như mong muốn, bạn gửi hồ sơ xin việc đã được cả tháng trời mà vẫn không nhận được điện thoại mời phỏng vấn? Hãy từ bỏ hy vọng đó đi, vì nếu hồ sơ của bạn đạt yêu cầu, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn trong thời gian chỉ từ 1-2 tuần. Vấn đề bây giờ là hãy phân tích xem tại sao hồ sơ xin việc của bạn bị đánh “rớt” không thương tiếc?
Thiếu giấy tờ
Như mình đã liệt kê rất chi tiết trong bài “Hồ sơ xin việc gồm những loại giấy tờ gì?”, bạn hãy dựa vào đó để soát lại xem có bỏ sót gạch đầu dòng nào không nhé. Quan trọng nhất là phải có đơn xin việc, CV, sơ yếu lý lịch… những giấy tờ khác bạn có thể bổ sung sau theo yêu cầu của công ty.
Không làm theo quy định
Một số đơn vị xây dựng quy trình tuyển dụng riêng, yêu cầu ứng viên sử dụng mẫu đơn ứng tuyển riêng của công ty, các loại file đính kèm cũng cần phải theo quy chuẩn. Bạn nhớ đọc thật kỹ một lượt các yêu cầu, tải về mẫu văn bản chuẩn, điền đầy đủ thông tin, kiểm tra lại một lượt nữa rồi hãy gửi hồ sơ nhé. “Cẩn tắc vô áy này” mà
Thêm một lưu ý nữa với các loại giấy tờ này, bạn hãy cố gắng điền đầy đủ hết thông tin trên mẫu văn bản. Nhà tuyển dụng họ mất rất nhiều thời gian để cân nhắc xem cần những thông tin gì từ bạn, nếu bạn bỏ trống thì một là bạn vô tình tỏ ra thiếu tôn trọng họ, hai là bạn đã không cho nhà tuyển dụng cơ hội để hiểu bạn.
Địa chỉ email quá “ngây ngô”
nhoc_co_do_1993@yahoo.com, boy_dep_trai_nha_ngheo@facebook.com… Vui lòng đừng nghĩ đến việc đưa một địa chỉ mail như thế này mà lại mong nhà tuyển dụng họ gửi mail lại cho bạn. Họ tuyển người để làm việc chứ không phải tuyển người để suốt ngày ngồi soi gương và mơ mộng đâu (mình đùa chút cho vui^^). Công thức chung cho một địa chỉ mail như sau (mình khuyến khích bạn sử dụng Gmail hoặc Hotmail nhé)
- Họ tên của bạn (viết liền): nguyenhoaithu@gmail.com
- Tên của bạn + chữ viết tắt của họ và tên đệm: thunth@gmail.com
- Tên + họ: thunguyen@gmail.com
Hoặc nếu trùng với mail của ai đó thì bạn thêm con số phía sau, thường là số năm sinh hoặc ngày sinh của bạn.
Cách bạn thể hiện mình trên mạng xã hội
Cụ thể ở đây là trên Facebook (ở Việt Nam dùng nhiều nhất mà). Nếu trong CV của mình bạn giới thiệu cả địa chỉ Facebook, thì bạn cũng nên nghĩ tới việc làm sao cho timeline của bạn tỏ ra là một người “lành mạnh”. Giờ rất nhiều công ty, nhất là về thương mại điện tử, social media marketing, quan hệ công chúng… thường xuyên dùng Facebook và các mạng xã hội. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn nghĩ sao nếu trong quá trình tìm hiểu bạn ghé thăm Face của một ứng viên mà trong đó toàn là ảnh ăn chơi, ngôn từ thiếu lịch sự, hoặc toàn những lời lẽ không tiêu cực thì u sầu ủ dột…
Trong trường hợp bạn nghĩ rằng mạng xã hội là nơi để thể hiện cái tôi, thể hiện con người thật của bạn nên không thể lúc nào cũng lịch sự nghiêm túc được, thì tốt nhất là đừng cung cấp địa chỉ Facebook là an toàn nhất.
Gửi hồ sơ sai địa chỉ
Ví dụ người ta ghi rõ là gửi về PHÒNG NHÂN SỰ, nhưng bạn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, bạn gửi thẳng hồ sơ tới PHÒNG KINH DOANH cho nhanh, khỏi phải đi đường vòng. Vậy là bạn đã hiểu sai về quy trình tuyển dụng rồi đấy. Ở hầu hết các công ty, mọi hồ sơ liên quan đến tuyển dụng đều do bộ phận nhân sự tiếp nhận, họ sẽ phân loại và làm việc trực tiếp với bạn. Chỉ khi bạn tới phỏng vấn thì sẽ tiếp xúc với đại diện của bộ phận mà bạn ứng tuyển. Hãy làm theo đúng quy định nếu không muốn thất lạc giấy tờ bạn nhé!
Trên đây là một số lỗi khi gửi hồ sơ xin việc “vô tình” bạn có thể mắc phải . Đừng vì những lỗi không đáng có này mà bạn lấy đi cơ hội có được một ứng viên hoàn hảo của nhà tuyển dụng nhé.
(Sưu tầm)
- MẤT ĐIỂM TRONG MẮT NHÀ TUYỂN DỤNG CHỈ VÌ NHỮNG LỖI NGÔN NGỮ CƠ THỂ CĂN BẢN SAU (24/09)
- 3 ĐIỀU ỨNG VIÊN NHẤT ĐỊNH NÊN HỎI KHI DỰ PHỎNG VẤN (20/09)
- 5 MÔN THỂ DỤC GIÚP CV CỦA BẠN KHOẺ ĐẸP HƠN (13/09)
- 6 YẾU TỐ BÙ ĐẮP SỰ THIẾU HỤT KINH NGHIỆM TRONG CV (13/09)
- QUY TẮC KIỂM SOÁT NGÔN NGỮ HÌNH THỂ TRONG PHỎNG VẤN (13/09)